Liên hệ trực tuyến

support

+ Di động: 0912212264  / 01686710444
+ Zalo: 0912212264

+ Viber:     01686710444

Thông tin cửa hàng

địa chỉ hanshop.jpg

Số lượt truy cập: 4,695,466

Số người đang online: 12

img_titleBài viết / Chứng thận dương hư, thận âm hư

Chứng thận dương hư, thận âm hư

Chứng thận dương hư

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

1. Nguyên nhân:

Chứng thận dương hư là những triệu chứng vì thận dương hư suy mà biểu hiện ra. Là người bẩm phủ dương hư, tuổi cao, dương suy, lao quyện, dục vọng bừa bãi, bệnh lâu ngày, đều có thể sinh ra chứng này ( Bệnh lý tiết niệu, sinh dục, bệnh lý cột sống thắt lưng, viêm thần kinh toạ, lão suy..)

2. Chứng trạng:

Eo lưng, đầu gối lạnh mỏi đau, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt tối xạm, thần mệt không có lực, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm không có lực. Hoặc là dương nuy, tinh lạnh, hoạt tinh, tảo tiết tinh; nữ thì kinh nguyệt ít hoặc bế, tử cung lạnh không chửa được. Hoặc ăn ít, đại tiện lỏng, ngũ canh tiết tả. Hoặc tiểu tiện trong dài, đi tiểu đêm, són đái, sau khi đái còn những giọt không ra hết. Hoặc khắp mình phù thũng, phía dưới eo lưng càng phù hơn, đè vào lõm ngón tay, nước tiểu ít, bụng chướng, tâm quý, khí doản, ho xuyễn.

3. Cơ chế bệnh sinh:

Thận dương cũng gọi là nguyên dương, là gốc của dương khí trong toàn thân, thận dương không đủ không có gì sưởi ấm cho da thịt cho nên sợ lạnh, chân tay lạnh. Eo lưng là phủ của thận, thận lại chủ về xương, thận dương hư thì không có gì để ôn dưỡng được cho eo lưng và xương, cho nên eo lưng, đầu gối lạnh mỏi đau. Thận dương suy thì mặt xuất hiện màu sắc của bản tạng cho nên xạm đen. Dương khí không đủ, tâm thần mất nuôi dưỡng cho nên thần mệt không có sức. Lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm vô lực đều là do thận dương hư suy.

Mệnh môn hoả suy, dương sự không động được thì dương nuy (liệt dương). Dương khí không đủ thì tinh dịch hàn lạnh, đường tinh không kín chặt được thì di tinh, hoạt tinh; mạch xung nhâm lệ thuộc vào can thận, thận dương không đủ thì xung nhâm không giữ kín được mà thấy kinh nguyệt quá nhiều, dầm dề không hết, băng huyết, rong kinh. Hoặc là khí huyết ngày càng trở tắc, bể huyết khô dần, cho nên kinh nguyệt chậm kỳ, nặng thì đóng lại, không hành kinh nữa. Hạ tiêu dương kém yếu, âm dương rối loạn, cho nên tử cung lạnh không chửa được, nếu có chửa cũng sẽ sinh lậu thai, hoạt thai tiểu sản.

Mệnh môn hoả suy không sinh được thủy, tỳ vị không kiện vận, cơm nước không hoá, cho nên ăn ít, đại tiện lỏng, nặng thì ngũ canh tả, đại tiện không rốn được. Thận dương thiếu, thủy dịch không có gì để ôn hoá chế nước, chuyển xuống dưới cho nên tiểu tiện trong dài, đêm đi tiểu nhiều lần, tiểu tiện không rốn được, đi tiểu rồi còn những giọt không hết; thủy dịch tràn ra ngoài thì khắp mình phù thũng, đọng ở bụng thì bụng chướng đầy, không muốn ăn uống. Thủy ẩm nghịch lên quấy rối tâm, hại vào phế thì tâm quý, khí đoản, ho xuyễn. Dương suy làm cho bàng quang không có khí hoá thì thủy dịch đọng lại mà sinh chứng bí đái, hoặc ít nước tiểu.

Điểm chính để chẩn đoán là: thận hư cùng với chứng dương hư.

4. Luận trị:

- Phép trị: Ôn bổ thận dương.

(Trích)


Chứng thận âm hư

1. Nguyên nhân:

Chứng thận âm hư là những chứng vì âm dịch ở thận không đầy đủ mà biểu hiện ra. Những người tiên thiên không đủ, dâm dục quá độ, ngũ chí hoá hoả, kỳ cuối của bệnh nhiệt, hoặc bị bệnh lâu, dùng thuốc chữa không đúng đều có thể gây ra chứng này (Lao phổi, đái đường, SNCT).

2. Chứng trạng:

Eo lưng đầu gối mỏi đau, đầu choáng tai vù, thần mệt sức yếu, mất ngủ hay quên, tóc rụng răng rụng, người gầy. Nam giới thì di tinh, tiết tinh, hoạt tinh, nữ giới thì kinh ít hoặc bế kinh. Gò má đỏ, họng khô, nóng trong xương, triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, nước tiểu vàng, phân khô. Lưỡi đỏ, ít rêu mạch tế sác.

3. Cơ chế bệnh sinh:

Chân âm bị nóng đốt, hình sắc bị giảm sút cho nên hình thể bị gầy yếu, tóc rụng, lông xơ. âm dịch tổn ở dưới, cốt tuỷ trống rỗng, cho nên eo lưng, đầu gối, xương sống, đùi mỏi đau, răng rụng. Thận thủy không đủ, thủy hoả không hỗ trợ nhau thì tâm hoả vựng lên, tâm thần không yên, cho nên thần mệt mất ngủ, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, bể tuỷ không đầy đủ cho nên hay quên. Hoả ở can thận không được ghìm xuống, phù dương bốc lên, thì đầu choáng váng tai vù, nóng trong xương, phát sốt. Âm dịch đã suy hao, tâm không tiếp lên trên được cho nên họng khô. Tân dịch suy ở trong, đại trường khó truyền hoá, cho nên đại tiện bí. Âm hư, tướng hoả đọng loạn, cửa tinh không giữ kín cho nên di tinh, hoạt tinh. Thận thủy ở kinh thiếu âm đã khô, bể huyết sẽ không đầy đủ, cho nên kinh bế hoặc ít. Lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác là âm dịch hư thiếu, trong có hư nhiệt.

Điểm chính để chẩn đoán là: thận hư cộng với triệu chứng âm hư.

4. Luận trị:

- Phép trị: Tư bổ thận âm.

(Nguồn Dieutridau.com)

Bài viết liên quan