Liên hệ trực tuyến

support

+ Di động: 0912212264  / 01686710444
+ Zalo: 0912212264

+ Viber:     01686710444

Thông tin cửa hàng

địa chỉ hanshop.jpg

Số lượt truy cập: 4,680,510

Số người đang online: 7

img_titleBài viết / Người tiểu đường nên ăn thế nào?

Người tiểu đường nên ăn thế nào?

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

(ANTĐ) - Chế độ ăn uống được coi là liệu pháp điều trị tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nặng lên hay nhẹ đi, điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào cách ăn uống, sinh hoạt của bạn. Căn bệnh không chừa một ai

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa đường glucose gây tăng đường trong máu. Khi glucose trong máu tăng quá cao (trên 180mg/dl) thì sẽ bị đào thải ra nước tiểu.

Mặc dù lượng đường cao đã bị đào thải ra nước tiểu nhưng cơ thể vẫn bị thiếu năng lượng do không chuyển hóa được đường. Đường glucose trong máu được điều hòa bởi một nội tiết tố của tuyến tụy có tên là insulin.

Khi tụy bị tổn thương, sản xuất không đủ insulin hoặc tụy vẫn sản xuất insulin bình thường nhưng trong cơ thể lại có những yếu tố chống lại hoạt tính insulin (kháng insulin) làm insulin không phát huy được tác dụng thì sẽ dẫn đến tiểu đường.

Tiểu đường có hai loại chính. Loại 1 (bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin) là tiểu đường do tụy không sản xuất đủ insulin. Loại này chỉ chiếm 10% trong tổng số bệnh nhân bị tiểu đường, thường gặp ở người trẻ và gầy. Để điều trị thể này phải có insulin và sự theo dõi sát của thầy thuốc kếp hợp với chế độ ăn thích hợp.

Loại 2 (bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin) chiếm khoảng 90% trong tổng số bệnh nhân bị tiểu đường, thường gặp ở người béo nên còn gọi là đái tháo đường thể béo. Với thể này, điều trị bằng chế độ ăn là cơ bản để khống chế đường huyết và giảm nhẹ hoặc đề phòng các biến chứng.

tieu-duong-thap-dinh-duong.jpg


Hình ảnh: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Ăn thế nào cho đúng?

Xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường là một cách khống chế đường huyết ở mức bình thường, không gây tăng đường huyết quá mức và cũng không gây hạ đường huyết (do dùng insulin), đồng thời hạn chế được tăng lipit máu, làm chậm xơ vữa động mạch. Nguyên tắc thứ nhất trong chế độ ăn của người tiểu đường là phải giảm chất gluxit (đường bột).

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu gluxit phức hợp, chưa tinh chế như gạo, mì, khoai củ, giảm hẳn các dạng đường ngọt, bánh kẹo ngọt, đường kính, mật ong, nước ngọt, quả ngọt… Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp cần chiếm khoảng 55-60% tổng năng lượng của khẩu phần (người bình thường chiếm 68-73%).

Nguyên tắc thứ hai là tăng vừa phải protit (đạm) và lipit (béo) để bù lại năng lượng do giảm gluxit, tuy nhiên không nên tăng quá nhiều vì sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Năng lượng do chất đạm cung cấp nên chiếm khoảng 15- 20% tổng năng lượng của khẩu phần (người bình thường chiếm 12-14%). Nên phối hợp cả đạm thực vật và đạm động vật.

Lượng đạm tuy cần tăng hơn so với người bình thường nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình xơ hóa cầu thận gây suy thận - một biến chứng không tốt của bệnh này. Lượng chất béo cũng cần tăng hơn người bình thường để bù năng lượng. Tỷ lệ năng lượng cho chất đạm cung cấp nên chiếm khoảng 20-25% và không vượt quá 30% tổng năng lượng của khẩu phần (người bình thường chiếm 15-18%).

Giảm ăn các chất béo nguồn gốc động vật như mỡ, bơ; nên dùng các chất béo nguồn gốc thực vật như dầu vừng, dầu đỗ tương, vừng, lạc. Không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, dạ dày… Nguyên tắc thứ ba là cần tăng cường sử dụng thức ăn có nhiều vitamin, muối khoáng, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau, củ, quả ít ngọt.

Cách phân bố bữa ăn trong ngày cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Để hạn chế tăng đường huyết quá mức sau khi ăn, cần chia làm nhiều bữa nhỏ. Ngày có thể ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Với bệnh nhân có dùng insulin để hạ đường huyết nên dùng xen kẽ ba bữa phụ vào giữa ba bữa chính (vào giữa sáng, giữa chiều và đêm). Ba bữa chính nên chiếm 65%, ba bữa nhẹ nên chiếm 35% của tổng năng lượng trong thực đơn hàng ngày.

Kim Ngân

Bài viết liên quan